Đừng nhầm lẫn giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết – Dấu hiệu nhận biết

Đừng nhầm lẫn giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết – Dấu hiệu nhận biết

Những biểu hiện ban đầu tương tự nhau của bệnh sốt siêu vi và sốt xuất huyết dể gây nhầm lẫn cho nhiều người, với bài viết đừng nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng nhất.

Sốt siêu vi là gì? Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virút hay bệnh đường hô hấp, thường bị lây qua đường hô hấp khi bạn tiếp xúc với người bệnh qua hắc hơi, sổ mũi, ho, đờm, dịch của người bệnh được truyền ra bên ngoài, hoặc tiếp xúc với khu vực công cộng như tay nắm cửa, đồ chơi, bồn cầu, tiếp xúc qua thức ăn của người nhiễm bệnh. Sốt siêu vi phát sinh mọi thời điểm trong năm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, bệnh sốt siêu vị không có thuốc chữa, tuy nhiên có thể lành tự bớt sau 4-7 ngày, nên không nguy hiểm đến tính mạng con người.

dung-nham-lan-giua-sot-sieu-vi-sot-xuat-huyet

Sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết là bệnh lây nhiễm do bị muỗi đốt, muỗi gây ra bệnh này có tên khoa học là muỗi cái Aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi vằn), virut do muỗi lây nhiễm vào cơ thể con người có khả năng phá hủy hồng cầu, tiểu cầu trong máu, thời gian ủ bệnh và phát ra bên ngoài từ 4-12 ngày, hiện nay sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa, nên chúng đang gây đau đầu cho thế giới khoa học và gây khiếp sợ đối với loài người, hàng năm trên thế giới có tới 1 triệu người chết do sốt xuất huyết.

Một vấn đề cần được nhắc đến là các triệu chứng của sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu tương đối giống sốt siêu vi, nên dể gây chủ quan, nhầm lần khi nghỉ đó là sốt siêu vi, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỷ để có biện pháp xử lý kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.

Xin đừng nhầm lẫn giữa biểu hiện sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Phân biệt Sốt siêu vi Sốt xuất huyết
Giống nhau ở biểu hiện những ngày đầu Sốt cao theo từng đợt, cơ thể nhiệt độ tăng 37–38°C, thậm chí 40–41°C. Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, đau họng, ho, sổ mũi, đi cầu lỏng, cơ thể ớn lạnh,  không tiếp xúc được với nước, lạc miệng, không muốn ăn, không tiếp xúc được với nước, … 3 ngày đầu bị bệnh, sốt cao từ 39-40ºC. Cơ thể người bệnh mệt mỏi, đau đầu, đau người và đau họng, ho, sổ mũi, đi cầu bón hoặc lỏng, không muốn ăn, ớn lạnh, không tiếp xúc được nước, …
Khác nhau về độ nguy hiểm Không nguy hiểm đến tính mạng, nguy hiểm đối với trẻ em, cần theo dõi tại cơ sở y tế Nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị, phát hiện sớm, nguy hiểm cả người lớn và trẻ em
Triệu chứng khác nhau để phân biệt Mắt đỏ, có thể nổi hạch ở đầu, mặt, chảy nước mắt, da nổi mụn đỏ sau vài ngày, có thể tự bớt sau 7 ngày bị sốt, vẫn có thể bị xuất huyết hay nổi đóm đỏ trên da. Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện đóm xuất huyết dưới da, da bắt đầu ngứa, đi cầu phân đen, có thể nôn ra máu, nặng hơn xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng gây nguy hiểm tính mạng
Triệu chứng phân biệt rõ nhất Với các đóm xuất huyết trên da, khi bạn căng da ra, vùng xuất huyết sẽ biến mất Với đóm xuất huyết trên da, khi bạn căng da ra, các vết xuất huyết còn nguyên.
Khác nhau về thời gian Có thể tự bớt sau 7 ngày Nếu điều trị hiệu quả, sẽ bớt thời gian 24-30 ngày

Phương pháp điều trị, xử lý đối với sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Sốt siêu vi về cơ bản thì sẽ ít nguy hiểm hơn đối với người bệnh, tuy vậy, bạn cần theo dõi kịp thời, nhất là đối với trẻ em, điều trị với người bệnh cần cung cấp đủ nước, các chất điện giải, người bệnh cần được nghỉ ngơi, nếu trẻ bị sốt có thể sử dụng Paracetamol cho trẻ uống, đồng thời thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Tốt nhất bạn cũng phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có tư vấn, hướng dẫn kịp thời, cho người bệnh ăn chia ra nhiều lần trong ngày để tăng sức đề kháng, sớm lành bệnh.

Sốt xuất huyết do hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nên phương pháp xử lý cũng cần cho người bệnh nghỉ ngơi, hạ sốt bằng cách uống Paracetamol, tuyệt đối không cho người bệnh uống aspirin hay ibuprofen, bởi 2 thuốc này có thể giảm kết tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng hơn. Nếu người bệnh có biểu hiện sốt li bì, co giật, nôn ra ngoài, đi phân đen là những biến chứng nặng, cần đưa đến bác sỹ nhanh chóng, tốt nhất khi phát hiện những biểu hiện sốt sốt xuất huyết bạn nên nội trú tại bệnh viện, cơ sở y tế để theo dõi kịp thời,tránh để biến chứng nặng bởi bác sỹ phải tiến hành truyền huyết tương, chăm sóc đặc biệt hơn.

Phương pháp phòng chống các bệnh trên

Sốt xuất huyết và sốt siêu vi đều có khả năng bùng phát ổ dịch khác nhau, tuy nhiên mỗi loại bệnh đều có nguyên nhân lây nhiễm khác nhau như đã biết ở trên.

Cách phòng ngừa bệnh sốt siêu vi: Vì là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, thức ăn, thực phẩm nhiễm khuẩn, … nên để phòng trách bị sốt siêu vi, tốt nhất bạn nên có lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, nên tránh tiếp xúc đông người trong mùa dịch, ăn chín, uống sôi, thực hiện vệ sinh cơ thể, vệ sinh đường hô hấp, rửa tay sau khi đi ra ngoài về, sau bữa ăn, ra ngoài mang khẩu trang để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Là bệnh do loài muỗi vằn cái gây ra, vào thời điểm dịch hoặc sau mùa mưa, mùa hè, cần ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc áo kín tay, chân vào lúc sáng sớm và chiều hôm trách bị muỗi đốt, đặc biệt cần phun thuốc diệt côn trùng chuyên nghiệp, để diệt muỗi hàng loạt, loại bỏ mầm móng dịch bệnh do muỗi gây ra.

Kết luận: Trên đây là những dấu hiệu nhận biết để phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi, hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích và lựa chọn phương pháp hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *