Phun thuốc muỗi có ảnh hưởng tới bà bầu

Phun thuốc muỗi có ảnh hưởng gây hại tới bà bầu không?

Phun thuốc diệt muỗi là nhu cầu cần thiết hiện nay để ngăn ngừa phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm do loài muỗi gây ra, tuy nhiên mọi người lo lắng khi phun muỗi sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai? Vậy sự thật như thế nào?.

Thuốc diệt muỗi tại Việt Nam được sử dụng như thế nào?

Thuốc diệt muỗi có thành phần hóa học tùy vào từng nhà sản xuất khác nhau, tuy nhiên thông thường gồm 2 thành phần chính là hóa chất tổng hợp và thực vật.

Thuốc diệt muỗi sử dụng tại Việt Nam hiện nay gồm 3 nhóm là nhóm có gốc phót pho, nhóm có gốc hữu cơ và nhóm có gốc Pyrethrine, tuy nhiên Bộ Y tế chỉ cấp phép sử dụng thuốc nhóm thuốc diệt muỗi có gốc Pyrethrine vì đảm bảo an toàn với môi trường, con người, đây cũng là nhóm thuốc muỗi các nước tiên tiến hiện nay đang sử dụng.

phun-thuoc-muoi-co-anh-huong-toi-ba-bau-khong

Trước khi thuốc được Bộ Y tế cấp phép, các loại thuốc diệt muỗi sẽ được kiểm định nghiêm ngặc ngoài thực tế, thử nghiệm trong môi trường kín, sử dụng khu vực bên ngoài hiệu quả, an toàn mới tiến hành cấp giấy phép lưu hành trong cộng đồng, kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc rõ ràng, cụ thể.

Vậy phun thuốc diệt muỗi có ảnh hưởng tới bà bầu không?

Các loại thuốc diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép sử dụng trên thị trường hiện nay đều rất an toàn với môi trường và con người, không ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già.

Tuy nhiên vẫn có một ít trường hợp xảy ra phản ứng nhẹ đối với những người có làn da mẩn cảm có thể gây nóng rát da, ngứa hoặc cảm giác như kim châm, tuy nhiên đây là phản ứng hóa học bình thường, không có gì quá quan ngại.

Để loại bỏ phản ứng phụ như trên bạn cần phải làm gì?

– Tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

– Người trực tiếp phun thuốc cần trang bị các đồ bảo hộ đầy đủ, khẩu trang, nón, găng tay đúng quy định.

– Không phun thuốc trực tiếp lên người, phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, vì vậy trước khi phun thuốc con người cần di chuyển khỏi khu vực xử lý, che tủ các vật dụng thiết yếu như thực phẩm, nước uống để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc mọi nơi, đặc biệt không được uống thuốc diệt muỗi.

– Sau khi phun thuốc diệt muỗi, tuân thủ quy tắc cách ly đảm bảo thời gian, thông thường từ 30 phút đến 60 phút, đối với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có tiền sử bệnh huyết áp, tim mạch cần cách ly từ 2-3 giờ.

– Nếu có trường hợp xảy ra phản ứng ngứa rát trên da, cần tiến hành rửa ngay khoảng 10 phút dưới vòi nước sạch.

Với những thông tin như trên, chúng tôi có thể kết luận phun thuốc muỗi sẽ không ảnh hưởng tới bà bầu, phụ nữ mang thai nếu tuân thủ đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

Trái lại nếu phụ nữ mang thai bị muỗi đốt sẽ nguy cơ mắc Zica là các bệnh bẩm sinh với đứa trẻ sinh ra.

Bệnh Zica ảnh hưởng đến với phụ nữ mang thai, cách phòng chống?

Muỗi Aedes (hay còn gọi là muỗi vằn) là muỗi có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh Zica đối với phụ nữ.

Aedes là muỗi có vệt đen trắng trên cơ thể, chúng sinh sống và phát triển mạnh tại các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, khoảng 5 năm từ 2016 đến nay cả nước ghi nhận 256 ca mắc bệnh Zica tại nước ta.

phun-thuoc-muoi-co-anh-huong-toi-ba-bau-khong

Zica là tình trạng người mẹ bị nhiễm và sau đó truyền bệnh sang con, gây ra chứng bệnh trẻ đầu to, bại não, trí tuệ chậm phát triển và trẻ bị nhiễm zica có thể gây ra tình trạng tử vong sớm.

Những cách phòng ngừa phụ nữ mang thai trước bệnh zica

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, cách tốt nhất để ngăn ngừa zica là tránh tiếp xúc giữa người mang thai và muỗi.

– Phụ nữ mang thai cần mặc quần, áo dài phủ kín, tránh đến các vùng dịch bệnh zica, vùng có muỗi, nằm màng khi ngủ.

– Sử dụng các loại thuốc diệt muỗi để phun tiêu diệt muỗi quanh khu vực sinh sống để loại bỏ muỗi vằn an toàn, hiệu quả.

Vậy qua các thông tin trên, bạn có thể thấy rằng việc phun thuốc diệt muỗi sẽ không ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, trái lại nếu không xử lý muỗi khu vực bà bầu sinh sống, nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh đối với đứa trẻ sinh ra rất lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *