Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc rắn lành

Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc rắn lành

Rắn là loài bò sát khá phổ biến tại vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nếu chẳng may bị rắn độc cắn rất nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy để giúp bạn phân biệt những con rắn độc hay rắn lành có những đặc điểm gì, không cần là một chuyên gia bạn vẫn có thể nhận biết ngay. Sau đây công ty diệt côn trùng Tân Nguyên sẽ đưa ra những đặc điểm nhận biết thường thấy về cách phân biệt rắn độc và rắn lành (cach phan biet ran doc và ran lanh) bạn nên biết.

Xem thêm >> Hình ảnh một số loài rắn độc và rắn lành tại Việt Nam

cach-phan-biet-ran-doc-va-ran-khong-doc-ran-lanh

Cách phân biệt rắn độc và rắn lành bằng nhận dạng bên ngoài

RẮN ĐỘC RẮN KHÔNG ĐỘC
Thông thường đầu lớn, có hình tam giác, cổ nhỏ, đuôi ngắn, đuôi sau hậu môn nhỏ thót lại Đầu nhỏ, có hình bầu dục, đuôi dài, đoạn đuôi sau hậu môn nhỏ dần
Con ngươi dọc Con ngươi tròn
Giữa khoảng mắt và lỗ mũi có các lỗ nhỏ, đó là lỗ cảm nhận nhiệt  
Vảy đuôi phân từng hàng riêng lẻ Vảy đuôi chia 2 cột xen kẻ nhau
Trên da rắn có họa tiết hình kim cương, có từ 3 màu trở lên  
Bơi dưới nước thì nổi cả thân Bơi dưới nước chỉ nổi phần đầu
Khi bị cắn sẽ có 1 hoặc 2 vết răng Khi bị cắn thì có 2 hàng răng nhỏ li ti
Khi bị cắn sẽ rất đau, chỗ cắn bị sưng, lan rộng, khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốt cao, … tuy nhiên cũng có một số loài rắn độc cắn có biểu hiện rất chậm, đó mới là các loài rắn cực độc Khi con người bị cắn sẽ hơi đau rác nhẹ, không có các biểu hiện như rắn độc

Trên đây là những biểu hiện cơ bản bên ngoài cách phân biệt rắn độc và rắn không độc, ngoài ra còn một số loài rắn có dấu hiệu tương tự nhau.

Để đảm bảo an toàn cho bạn khi xác định rắn, bạn phải chắc chắn chúng có gần như có đầy đủ các dấu hiệu trên hoặc liên hệ với các chuyên gia xử lý rắn chuyên nghiệp họ sẽ giúp bạn xác định chính xác nhé!

Phương pháp xử lý khi bị rắn độc tấn công

– Đặt nạn nhân cố định, tránh cử động sẽ làm cho nọc độc lan nhanh.

– Nếu không có chuyên môn về sơ cứu rắn thì không tự ý hút nọc độc hay nặn máu vì có thể làm chất độc ngấm nhanh hơn, hư hại các mô da, khó cứu chữa sau này.

– Mang theo con rắn hoặc hình ảnh rắn để hỗ trợ các bác sỹ điều trị, cứu chữa tốt nhất.

– Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất.

Ngoài ra, bạn cũng không tự ý bắt rắn, trêu chọc khi phát hiện các loài rắn ở nhà hay trên đường nhìn thấy, bởi nếu không có chuyên môn phân biệt rắn gặp phải rắn độc sẽ nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe lâu dài.

Nếu phát hiện rắn trong nhà, nếu muốn xua đuổi chúng hãy dùng cây dài để xua đuổi và luôn giữ khoảng cách an toàn với rắn 5-6 m, hoặc có thể dùng vòi nước để phun xịt xua đuổ rắn, nếu không bạn có thể đóng kín cửa trong khu vực chúng đang ở để gọi các chuyên gia bắt rắn chuyên nghiệp, họ sẽ xử lý cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *